Nhạc giao hưởng – Symphony là thể loại có nguồn gốc từ lâu đời từng làm mưa làm gió trong suốt thời gian dài trên thị trường âm nhạc Châu Âu. Sự xuất hiện của những bản nhạc giao hưởng tuy rất kén người nghe nhưng cũng khiến cho tâm hồn con người lắng đọng những cảm giác bình yên, kích thích cả cảm xúc lẫn trí tuệ.
Tổng quan về nhạc giao hưởng
Nhạc giao hưởng có nghĩa là sự hòa âm của âm thanh, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ. Thể loại này dùng để chỉ những tác phẩm được viết ra cho dàn nhạc biểu diễn, cùng hòa phối với nhau một cách nhuần nhuyễn trong một không gian lớn. Một dàn nhạc giao hưởng rất đồ sộ cả về nhạc cụ lẫn nhạc công, có một nhạc trưởng duy nhất đứng ra để điều khiển dàn nhạc. Nhạc giao hưởng phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó được chia thành các thời kỳ chính là:
- Baroque
- Cổ điển
- Lãng mạn
- Hiện đại.
Nhạc cụ chủ yếu sử dụng trong dàn nhạc là bộ đồng, bộ khí, bộ dây và bộ gõ. Tổng cộng có đến từ 30 – 100 nhạc công xuất hiện cùng chơi một lúc.
Nhạc giao hưởng có đặc điểm gì?
Nhạc giao hưởng là dàn nhạc có quy mô lớn, mang đặc trưng riêng đến từ bộ nhạc cụ khác nhau, họ biểu diễn theo chỉ đạo của một nhạc trưởng.
Nhạc cụ sử dụng trong nhạc giao hưởng
- Bộ dây (string): Đây được xem là bộ quan trọng nhất của một dàn nhạc giao hưởng. Bộ dây bao gồm gồm các nhạc cụ khác nhau như Violin, Double bass, Cello, Viola.
- Bộ gỗ (woodwinds): Bộ gỗ chính là bộ khí, bộ phận này bao gồm các nhạc cụ như: basson, flute, oboa, clarinet,…
- Bộ đồng (brass): Gồm những nhạc cụ được thiết kế theo dạng kèn gồm: trumpet, trombone, French horn, tuba.
- Bộ gõ (percussion): Bộ phận này được các nhạc công sử dụng động tác gõ nhằm tạo ra âm thanh tiêu biểu.
Nhạc trưởng
Nhạc trưởng trong nhạc giao hưởng được xem là linh hồn của cả dàn nhạc, là người giữ vị trí quan trọng nhất không thể thiếu trong dàn nhạc. Nhạc trưởng có vai trò giữ nhịp độ cho dàn nhạc, căn thời gian cho từng bộ phận nhạc cụ, ra hiệu khi có bar nhạc mới,…giúp cho các nhạc công, nhạc cụ có thể kết hợp với nhau một cách hài hòa nhất, tạo ra một giai điệu thống nhất. Muốn trở thành một nhạc trưởng giỏi cần phải có tốt chất cảm thụ nhạc mới có thể đưa được cảm xúc của mình đến các nhạc công và truyền tải thông điệp của tác giả đến người nghe.
Cách biểu diễn
Nhạc giao hưởng khi biểu diễn thường phân theo từng khu khác nhau như: khu nhạc công chuyên chơi cello, khu kèn trống, khu chơi violin,…Một ban nhạc giao hưởng hội tụ khá đông nhạc công từ vài chục đến vài trăm người. Trong quá trình bểu diễn, tất cả đều phải tuân theo sự chỉ huy của nhạc trưởng. Khán giả xem biểu diễn giao hưởng không chỉ hòa mình vào âm nhạc mà còn cảm nhận được một tác phẩm nghệ thuật được đầu tư công phu với hàng trăm người phối hợp nhịp nhàng, đẹp mắt.
READ Nhạc kịch là gì?
Một số bản nhạc giao hưởng nổi tiếng mọi thời đại
Có lẽ người thưởng thức sẽ không bao giờ quên những bản nhạc đã đi vào huyền thoại, chinh phục trái tim người nghe bao thế hệ như:
- Bản giao hưởng số 2: Rachmaninov
- Bản giao hưởng số 4: Nielsen
- Bản giao hưởng số 8: Dvorak
- Bản giao hưởng số 6: Tchaikovsky
- Bản giao hưởng số 5: Vaughan Williams
- Bản Mozart: Bản giao hưởng số 40
- Bản Beethoven 9 – Chicago Symphony Orchestra – Riccardo Muti,…
READ Thanh nhạc là gì? Tầm quan trọng của thanh nhạc trong âm nhạc
Một số nhà soạn nhạc giao hưởng nổi tiếng
- Joseph Haydn: Joseph Haydn được xem là cha đẻ của thể loại này. Ông nổi tiếng với các tác phẩm như: Bản giao hưởng 31 với các tín hiệu của kèn Cor; bản giao hưởng 6: buổi sáng; bản giao hưởng 7: buổi trưa, bản giao hưởng 8: buổi chiều,…
- Ludwig van Beethoven: Là nhà soạn nhạc người Đức có sức ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến nhiều nhà soạn nhạc cũng như nhạc sĩ và khán giả về sau. Ông nổi tiếng với các bản giao hưởng 2 Rê trưởng, giao hưởng 3 Mi giáng trưởng, giao hưởng 5 Đô thứ,…
- Wolfgang Amadeus Mozart: Nổi tiếng từ năm 3 tuổi với các bản nhạc để đời như: bản giao hưởng Paris, 31, Symphony No. 40 in G minor, K. 550,…
Để thưởng thức được nhạc giao hưởng, người nghe cần có kiến thức và tính kiên trì cao, có nền tảng học thuật râu rộng mới có thể cảm nhận trọn vẹn được vẻ đẹp trong từng bản nhạc. Mong rằng với những chia sẻ của Âm nhạc Việt Nam giúp các bạn hiểu thêm về nhạc giao hưởng.